Để chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả, bạn bắt buộc phải thành thạo công cụ Audience Insights. Tuy nhiên, công cụ này khá phức tạp và khó hiểu, đặc biệt đối với người mới bắt đầu tìm hiểu. Đồng cảm được khó khăn này của bạn, ngày trước mình cũng phải tự học công cụ này vô cùng vất vả.
Bạn đang xem: Audience insight là gì
Nhưng hôm nay, mình tặng bạn cả video mình đã demo sẵn, bạn chỉ cần đọc hết bài viết này, thực hành lại 1-2 lần, mình tin bạn sẽ không còn gặp khó khăn khi dùng Audience Insights nữa. Chúng ta bắt đầu!

Audience Insights là gì ?
Audience Insights là một công cụ giúp bạn chạy quảng cáo Facebook hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn nắm được sở thích của khách hàng tiềm năng, về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập,…Từ đó, bạn sẽ có được chân dung của khách hàng, và bắt đầu chạy quảng cáo Facebook đến họ dựa trên những sở thích mà Audience Insights đã cung cấp cho bạn.
Nói thì đơn giản vậy, nhưng bạn sẽ không biết cách làm nếu không có hướng dẫn. Yên tâm, mình sẽ chỉ cho bạn trong video demo luôn.
3 cách truy cập Audience Insights nhanh nhất
Để truy cập vào Audience Insights, bạn có 3 cách sau đây:
Cách 1: Gõ trực tiếp “Audience Insights” (Tiếng Anh) hoặc “Thông tin chi tiết về đối tượng” (Tiếng Việt) vào ô tìm kiếm trong giao diện tài khoản Business.Tư duy cần có khi sử dụng Audience Insights
Trước khi bắt tay vào sử dụng Audience Insights, bạn cần phải hiểu 2 vấn đề sau:
Audience Insights chỉ là 1 công cụ, nó không phải là thứ thần thánh có thể chỉ ra cho bạn tất cả về khách hàng tiềm năng. Nó làm việc dựa trên từ khoá sở thích bạn đưa vào. Từ đó, những thứ nó gợi ý cũng sẽ dựa trên từ khoá.
Tuy nhiên, có những sở thích liên quan tới khách hàng tiềm năng mà lại KHÔNG CHỨA TỪ KHOÁ. Audience Insights vẫn sẽ gợi ý cho bạn nhưng rất ít.
Bạn cần có những từ khoá sở thích liên quan đến khách hàng như địa điểm họ hay lui tới, họ hay thảo luận ở đâu, họ thích ăn gì, họ thích dùng smartphone loại gì…
Những thứ này bạn phải nghiên cứu bên ngoài trước, sau đó mới đem vào Audience Insights để phân tích. Vì thế, nếu bạn không làm bước này, bạn sẽ bỏ sót những sở thích quan trọng của khách hàng.
Làm sao để nghiên cứu khách hàng với Audience Insights ?
Audience Insights sẽ cung cấp cho bạn danh sách sở thích liên quan tới từ khoá bạn cần target. Bạn sẽ dựa vào những sở thích đó để chạy quảng cáo tới khách hàng tiềm năng. Tất nhiên, có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu sở thích khách hàng. Mình sẽ chọn cách dễ hiểu và cơ bản nhất để hướng dẫn demo cho bạn.
Nói sơ qua về phương pháp nghiên cứu khách hàng Audience Insights cho người mới:
Bước 1: Tìm sở thích, thói quen của khách hàng tiềm năng trên AI.Bước 2: Kiểm tra mức độ liên quan giữa các sở thích.Đơn giản chỉ có thế, bạn cứ lặp đi lặp lại 2 bước này để tìm ra tệp khách hàng chuẩn xác. Nói thì đơn giản, nhưng bắt tay vào làm không hề dễ đâu. Không những vậy, bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp
Tham khảo : Cách target khách hàng khi quảng cáo Facebook cho người mới (Cập nhật 2018)
Hướng dẫn target vào Fanpage đối thủ mới nhất
Bạn nhìn thấy Fanpage của đối thủ có lượng tương tác rất tốt, rất nhiều like.
Bạn muốn target vào những Fanpage đó nhưng Audience Insights không hề hỗ trợ cho bạn. Cho nên, mình hướng dẫn cho bạn 1 kỹ thuật giúp bạn có thể:
Target vào những người like 1 Fanpage nào đó.
Target vào thành viên của 1 nhóm Facebook bất kỳ.
...
Hốt ngay bí kíp
Audience Insights cho bạn biết gì về khách hàng ?
Ban đầu khi mới truy cập vào giao diện của Audience Insights, sẽ xuất hiện 1 bảng để bạn chọn đối tượng tổng quan.
Người mới thì nên chọn mục này để bắt đầu, hoặc bạn tắt bảng này đi, Facebook sẽ tự hiểu là bạn chọn mục này.
Người đã kết nối với Trang của bạn: Bạn sẽ nghiên cứu trên tệp khách hàng đã tương tác với Fanpage của bạn. Đây là những khách hàng cũ và họ đã biết đến sự tồn tại của bạn.
Đối tượng tuỳ chỉnh: Mục này cho bạn nghiên cứu sâu hơn về tệp khách hàng đã có sẵn của bạn.
Nếu bạn đã có danh sách khách hàng trước đó, bạn có danh sách email, độ tuổi, giới tính của khách hàng về chủ đề bạn nghiên cứu thì mục này dành cho bạn. Bạn sẽ đào sâu hơn về sở thích của họ, giúp target chuẩn hơn.
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu sâu hơn vào các thành phần chính.
Cột bên trái chính là nơi chúng ta sẽ tuỳ chỉnh các thông số, các đặc điểm của đối tượng mà bạn muốn nhắm đến. Mình sẽ phân tích từng mục từ trên xuống dưới để bạn có thể hiểu rõ chức năng của nó.
Đối tượng tuỳ chỉnh (Custom Audience): Như mình đã nói lúc nãy, nếu bạn đã có sẵn danh sách khách hàng tiềm năng trước đó, bạn có thể up lên cho Audience Insights phân tích hành vi người tiêu dùng. Từ đó, biết đâu bạn sẽ có ý tưởng quảng cáo tiếp theo thì sao?
Địa điểm (Location): Nơi mà bạn muốn nghiên cứu đến nhóm khách hàng ở địa điểm này. Có thể là 1 quốc gia, thành phố,…
Tuổi (Age): bạn có thể nghiên cứu độ tuổi khách hàng từ 18 – 64 tuổi.
Giới tính (Gender): cả nam và nữ hoặc chỉ 1 trong 2.
Sở thích (Interests): Đây là mục khá quan trọng. Bạn sẽ nhập trực tiếp từ khoá mà bạn muốn nghiên cứu vào mục này.
Xem thêm: Triggered Là Gì? Ý Nghĩa Của Triggered Và Meme Là Gì? Trigger Là Gì
Kết nối (Connection): Những người đã từng tương tác với Fanpage hoặc ứng dụng của bạn.
Nâng cao (Advanced):
Hành vi (Behaviors): những người thích đi du lịch, người Việt sống ở nước ngoài, người làm chủ doanh nghiệp, người thích hàng giá trị cao…Có rất nhiều loại hành vi trong mục này, bạn có thể tự tìm hiểu thêm.Ngôn ngữ (Language): ngôn ngữ của khách hàng.Tình trạng quan hệ (Relationship Status): độc thân, hẹn hò, đã đính hôn,..đều có đủ.Học vấn (Education): trường trung học, trường đại học, ngay cả cao học cũng target được.Công việc (Job Titles): văn phòng tại nhà, nhỏ hoặc công ty.Tài chính (Financial): nhắm đến thu nhập và giá trị tài sản.Nhà ở (Home): liên quan đến nhà cửa, và cả giá trị của ngôi nhà bạn cũng target được.Phân khúc thị trường (Market Segments): Phả hệ, có thể target theo tôn giáo, tín ngưỡng luôn.Cha mẹ (Parents): Tình trạng gia đình, con cái, vợ chồng, vợ đang mang thai hoặc theo độ tuổi của con cái.Chính trị (Politics): chính trị, việc hoạt động chính trị, theo các Đảng,..Sự kiện trong đời (Life events): có thể lọc người ở xa gia đình, xa quê hương, hoặc sắp đến sinh nhật.Người sở hữu thiết bị (More Categories): lọc theo các thế hệ thiết bị di động…Tiếp theo, chúng ta sẽ đi đến phần nghiên cứu về các đặc tính khách hàng mà Audience Insights sẽ liệt kê cho bạn.
Lưu ý: Tất cả những chỉ số bên dưới sẽ thay đổi dựa theo các yếu tố ở cột bên trái mà mình đã trình bày. Mình trình bày ở dưới là hoàn toàn theo mặc định, chưa hề thay đổi thông số nào của Audience Insights.
Nhân khẩu học (Demographics)
Bạn sẽ nắm được thống kê về độ tuổi kèm theo giới tính. Dựa vào đây, bạn sẽ biết khách hàng của mình tập trung nhiêu ở phân khúc nào.
Mình có khoanh đỏ 1 dòng cho bạn, đó chính là lượng khách hàng mà bạn đang nghiên cứu. Bạn chú ý là họ ký hiệu hơi lạ một chút:
150m - 200m: 150 -200 triệu người, chữ m là viết tắt của milion.
150K - 200K: 150-200 nghìn người.
Bạn sẽ thấy trong trường hợp này, khi mình để mặc định và chưa nhập bất kỳ sở thích nào vào. Người dùng Facebook 48% là nam, 54% là nữ. Độ tuổi chiếm nhiều nhất ở cả hai giới tính này là 25-34 tuổi.
Số lượt thích trang (Page Liked)
Mục này sẽ cho bạn biết về các Fanpage mà tệp khách hàng tiềm năng của bạn đã tương tác. Khi target bạn nhớ quan sát mục này, nếu càng ngày mà các Fanpage trong mục này trở nên liên quan đến nhau nhiều hơn, tất cả các Fanpage đều hướng đến 1 chủ đề mà bạn đang nghiên cứu, thì bạn target chuẩn rồi đó.
Cách target vào Fanpage không target được
Trong quá trình tìm sở thích, interest để target khách hàng, Bạn sẽ tìm được rất nhiều Fanpage có tương tác cực kỳ tốt nhưng bạn KHÔNG TARGET được vào fanpage đó trong Audience Insights.
Giải pháp của mình không phải là giúp bạn target trực tiếp vào fanpage đó, mà là chúng ta sẽ đi tìm những fanpage tương tự qua Facebook Graph Search.
Facebook Graph Search là gì ?
Nếu nói ra thì nó rất khó hiểu. Bạn chỉ cần biết nó là một loại câu lệnh để bạn tìm kiếm trên Facebook.
Trong bài này, bạn chỉ cần biết 2câu lệnh sau đây:
Khách hàng like page A thì sẽ like page B và C nào đó cùng chủ đề. Câu lệnh Facebook Graph Search này giúp bạn tìm ra page B và C đó.
https://www.facebook.com/search/idpage/likers/pages-liked
Tìm những page tương tự như page A.
https://www.facebook.com/pages/?similar=idpage
Lưu ý: trong 2 câu lệnh kia, mình đều để 1 phần là idpage. Bạn lấy ID cần tìm gắn vào chỗ này. Cách tìm ID page bạn có thể xem tiếp phần dưới.
Ví dụ: Page A là page bạn muốn target nhưng không target được. Chúng ta sẽ đi tìm những page giống y hệt page A về thị trường để target vào.
Một khách thích page A, có thể họ cũng thích page B , page C nào đó. Nhiệm vụ chúng ta là đi tìm page B và C đó bằng câu lệnh Facebook Graph Search.
Cách dùng câu lệnh Facebook Graph Search như sau:
( Ở đây mình sẽ ví dụ cho câu lệnh này https://www.facebook.com/search/idpage/likers/pages-liked )
Bước 1: Lấy ID của page bạn cần target. Bạn cần nhấp vào một tấm hình bất kỳ mà fanpage đó đăng lên.Ví dụ mình lấy ID của page danangmoment.com, và mình chọn vào một tấm hình bất kỳ.
ID của page đó sẽ là dãy số sau dấu chấm cuối cùng.
Nếu bạn đã xem qua video mình demo phía trên, bạn sẽ biết Affinity là chỉ số vô cùng quan trọng, giúp chúng ta biết được mức độ liên quan giữa các sở thích, dựa vào nó mà bạn biết mình target chuẩn hay không.
Giờ Facebook đã bỏ nó rồi, lí do vì sao mình không rõ. Nhưng mình sẽ chỉ bạn cách đối phó với nó đây. Tất nhiên, đây là phương án dự phòng ở thời điểm hiện tại. Thời gian tiếp theo có biến chuyển gì thì mình sẽ báo cho bạn.
1. Sử dụng Emarky để tìm sở thích
Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí để giúp bạn tìm sở thích khách hàng trên Facebook. Cách làm thì đơn giản thôi, ai làm cũng được. Sử dụng được cho cả từ khoá tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Bước 1: Bạn truy cập vào http://emarky.net/fb-keyword-tool/
Bước 2: Bạn kéo xuống dưới tìm ô nhập keyword. Nhập từ khoá sở thích bạn muốn tìm, mình demo từ mỹ phẩm luôn.